Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Phong tục gói bánh chưng ngày tết


Bánh chưng là loại bánh cổ truyền của dân tộc Việt Nam , là một trong những loại bánh lâu đời nhất nhưng các bạn có bao giờ thắc mắc bánh chưng có từ bao giờ , ai là người tạo ra những chiếc bánh chưng đầu tiên hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé .
Bánh chưng là gì :

Là loại bánh có truyền thống của dân tộc Việt Nam , bánh được làm từ những nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong . Sau khi gói lại ( hình vuông hoặc hình tròn ) và luộc trong một thời gian nhất định sẽ tạo ra những chiếc bánh chưng . Bánh chưng thường được sử dụng trong những ngày lễ tết với ý nghĩa thiêng liêng đền ơn công sinh thành của cha mẹ .

Sự tích của những chiếc bánh chưng bánh dày :

Đó là câu chuyện từ đời Vua Hùng thứ 6 , sau khi Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu 22 vị Quan lang, Công tử lại mà phán rằng: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi".

Các Vương tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: "Thần nhân giúp ta vậy!"

Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là Bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là Bánh dày.

Đến kỳ, Hùng vương vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thứ gì. Duy có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu .

Hùng vương bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang,...

Kể từ đó mà sự tích của những chiếc bánh chưng , bánh dầy từ thời vị hoàng tử Lang Liêu được lưu truyền từ nhiều đời cho đến ngày nay , những chiếc bánh chưng ở mỗi vùng miền tuy có khác nhau về hương vị nhưng cũng có một nguồn gốc và ý nghĩa giống nhau .


Tìm chúng tôi :



https://www.instagram.com/banhchungbakieu
https://www.wattpad.com/user/banhchungbakieu
http://www.folkd.com/user/banhchungbakieu
https://digg.com/u/banhchungbakieu

Phong tục gói bánh chưng ngày tết của Người Việt :

Cứ mỗi độ tết đến xuân về , theo phong tục từ thời xa xưa để lại . Mỗi gia đình thường quây quần bên nhau để chuẩn bị gói bánh chưng cho những ngày tết . Công tác chuẩn bị từ chọn lá dong , gạo nếp , đậu xanh rồi lựa chọn thịt lợn tươi ngon ... sau khi các bước chuẩn bị nguyên liệu hoàn thành , công đoạn tiếp theo là gói bánh , thường là bánh chưng đẹp là những chiếc bánh có hình dáng vuông vắn , trông bắt mắt . Tiếp đến là công đoạn luộc bánh , đây là công đoạn lâu nhất vì phải luộc rất lâu thì bánh mới mềm và thơm ngon . Phong tục gói bánh chưng rất ý nghĩa vì thời gian đó gia đình thường ngồi cạnh nhau để kể lại cho nhau nghe những câu chuyện của một năm , những niềm vui cũng như nỗi buồn . Đó chắc hẳn là điều mà mỗi ai trong chúng ta cũng không thể quên được .

Nguồn : Bánh Chưng Bà Kiều

0 nhận xét:

Đăng nhận xét