Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Lịch sử của thương hiệu bánh chưng Bà Kiều



Điện Biên – Vùng đất không chỉ có vị trí địa lý tuyệt vời với đất đai màu mỡ, mà còn có nền văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc. Nhắc đến Điện Biên là nhắc tới quá khứ hào hung của dân tộc đã anh dũng chiến thắng đế quốc Pháp xâm lược.

Nhắc đến Điện Biên chúng ta không thể không nhắc đến các sản vật tinh túy mà thiên nhiên tuyệt vời nơi đây ưu đãi.

Bánh Chưng Bà Kiều là một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Điện Biên. Bánh do bà Trần Thị Kiều, người dân tộc Tày, quê gốc ở Lạng Sơn sáng tạo nên. Câu chuyện về chiếc bánh chưng của bà cũng rất chân thành, giản dị như chính tên thương hiệu.

Bà Kiều xuất thân từ một gia đình nghèo khó, đông con, nhà lại toàn con gái. Nhà bà nghèo đến nỗi bố mẹ chết đi không có nổi manh áo quan để khâm liệm. Sau khi bố mẹ qua đời, vì còn quá nhỏ nên các chị em bà không được ở cũng nhau nữa mà phải chia ra mỗi người đi theo một gia đình người họ hàng.

Bà Kiều được một người chú họ dẫn lên Điện Biên để làm kinh tế. Tuy nhiên vì gia cảnh khó khăn nên một thời gian người chú đã bỏ rơi bà đi biệt tích. Không gia đình, không cha mẹ, không anh chị em lại lưu lạc nơi đất khách quê người, cuộc đời bà tưởng như một áng mây đen bất hạnh.

Bánh chưng Bà Kiều giờ đây đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng

May mắn là lúc này có một người chị gái tốt bụng không có con nhận bà làm em gái nuôi.
Bà được chị cho đi học để trở thành cô giáo vùng cao, sau đó bà kết hôn với một chiến sĩ công an, sau này ông chuyển sang ngành tòa án.

Hồi ấy, vì chồng bận đi công tác suốt ngày nên bà phải một mình tần tảo chăm sóc con cái. Để kiếm thêm thu nhập,ngoài giờ lên lớp, bà đi vớt củi, đãi vàng ở bờ sông Đà. Trong một lần đi làm, bà được cô bạn đồng nghiệp kể một câu chuyện vui, trong đó cô ấy có nhắc đến việc người dưới xuôi lấy lá riềng ngâm gạo nếp xong gói bánh chưng để bánh có màu xanh và có mùi thơm đặc trưng.


Vốn bản tính chăm chỉ và chịu khó, lại yêu thích nấu ăn nên bà mày mò học hỏi rồi làm thử để cho các con ăn. Sau này, trải qua một thời gian nghiên cứu, bà sáng tạo ra một công thức làm bánh hoàn toàn khác biệt với bánh chưng dưới xuôi, khác biệt từ cách ngâm gạo, luộc bánh cũng như chẻ lạt gói bánh. Bánh của bà tuy gói bằng tay nhưng vuống vức và duyên dáng không kém gì bánh bánh gói khuôn.

Mỗi dịp tết đến xuân về bà thường gói bánh tặng cho những người thân, họ hàng hay bạn bè, hàng xóm.

Cơ duyên nghề bán bánh chưng đến với bà khi cách đây gần 15 năm người hàng xóm là doanh nhân kinh doanh bên nước bạn Lào ngỏ ý muốn đặt bà để Tết đem biếu đối tác và các nguyên thủ quốc gia Lào vì cô ấy rất yêu thích bánh chưng của bà. Kể từ đó, bà mới chính thức khởi nghiệp bằng việc kinh doanh bánh chưng.

Mỗi năm bà cùng con cháu trong gia đình đều gói hàng vạn chiếc bánh chưng Tết để cung cấp ra thị trường, nhưng cung không bao giờ đủ cầu.

Năm 2016, người cháu rể bà là anh Đặng Ngọc Anh sinh năm 1991 thuyết phục bà mở rộng cơ sở sản xuất và thành lập một thương hiệu riêng mang tên bà. Công việc kinh doanh hiện nay vô cùng phát triển khi mỗi tháng chỉ riêng ngày rằm và mùng 1 cơ sở của bà đều xuất ra thị trường gần 5000c bánh chưng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đặng Ngọc Anh và sứ mệnh đưa thương hiệu bánh chưng ngon Bà Kiều phát triển rộng rãi

Anh Đặng Ngọc Anh -  chàng trai kiến trúc sư sinh năm 1991 là cháu rể bà Kiều. Hiện anh đang là giám đốc công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thực Phẩm H&A, đơn vị độc quyền phân phối và xây dựng thương hiệu bánh chưng Bà Kiều

“ Bà tôi nói, chiếc bánh chưng ngon nhất định phải được gói bằng gạo nếp nương hạt dài, nhân thịt lợn mán, đỗ xanh quê đãi vỏ và bọc lá dong rừng…”
Để tạo nên chiếc bánh chưng gia truyền có hương vị đặc biệt thơm ngon, bà tôi luôn chú trọng khâu tuyển chọn nguyên vật liệu cho sản phẩm. Nguyên liệu có ngon thì chiếc bánh mới ngon được.



 Gạo nếp là loại nếp nương được trồng ở những nương lúa màu mỡ nhất. Ở vùng cao đồng bào dân tộc thường chọn canh tác lúa nếp do thói quen và nhu cầu ăn uống. Tuy nhiên không phải nếp nương nào cũng thơm ngon, dẻo ngọt. Nếp bà tôi chọn là loại hạt dài, chắc, mẩy, mười hạt như mười nên chiếc bánh chưng dù có để tủ lạnh 3-4 ngày vẫn không hề lại gạo như bánh chợ.

Thịt lợn gói bánh là loại lợn mán giống hiếm, người dân tộc nuôi ba năm mới cho thu hoạch một lứa, có giá thành đắt gấp ba, bốn lần thịt lợn siêu nạc. Giống lợn ấy được nuôi thả rông hoàn toàn, đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng và thiên nhiên khắc nghiệt nơi vùng cao, có sức đề kháng cực tốt và không cần phải tiêm phòng dịch bệnh như lợn xuôi. Lợn chỉ ăn ngô, khoai, sắn và các loại rau rừng, hoàn toàn không ăn cám. Chính vì thế, thịt thành phẩm có mùi vị thơm ngon, tỉ lệ mỡ cao gấp 3 lần nạc.

Khi luộc bánh đủ 12 tiếng thịt mỡ tan ra, ngấm vào đỗ tạo nên hương vị béo ngậy khó quên. Lợn nuôi hoàn toàn theo kiểu tự nhiên nên thịt không chứa bất kỳ loại hóa chất độc hại nào.

Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn từ những vùng quê chuyên trồng đỗ. Khi nấu bở tơi, bùi béo, vàng óng ả .Chiếc bánh còn chứa đựng hương vị của thiên nhiên nắng gió, của núi rừng Tây Bắc khi được bọc bằng chiếc lá dong rừng thơm ngát.

Cầu kỳ nhất là khâu nhuộm gạo bằng nước cốt lá riềng giã nhuyễn. Lá riềng phải chọn lá bánh tẻ, không quá non và cũng không quá già mới cho màu bánh đẹp. Ngày trước, khi không có máy móc hỗ trợ thì bà tôi thường giã bằng tay. Sau này làm nhiều, có liên hệ với các bên cung cấp để chế tạo ra một loại máy giã lá riềng chuyên dụng.

Tìm kiếm chúng tôi :

https://www.facebook.com/banhchungbakieu
https://www.pinterest.com/banhchungbakieu
https://twitter.com/banhchungbakieu
https://medium.com/@banhchungbakieu
https://www.behance.net/banhchungbakieu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét